Có một quý Đạo hữu Phật tử cho rằng: Việc tên gọi Pháp Môn Phật Giáo Tiểu Thừa - Đại Thừa là không Bình Đẳng, và có gì đó không đúng với chánh pháp Đạo Phật, bởi Đức Phật Thích Ca là Vị Thầy gốc của Đạo Phật .... Nay Thầy Tửu Thiên xin chia sẻ như sau.
- Thưa Bạn !!! Tôi cũng chỉ là một vị thầy bình thường mà thôi, nay thấy bạn có thắc mắc về vấn đề Tiểu Thừa và Đại Thừa, nay tôi xin giải đáp như sau:
Trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng thật ra không hẳn vậy, Phật Giáo Nam Tông không có nói và đề cập về vấn đề Tiểu Thừa hay Đại Thừa, Pháp Môn Phật Giáo Nam Tông của Đức Phật Bổn Sư còn có cả trước Pháp Môn Tịnh Độ tại đất nước Trung Hoa, để nói về Pháp cho chúng ta hiểu rõ, thì các Pháp là sự Chứa Đựng Bình Đẳng và mở rộng Pháp, và các Pháp dĩ nhiên sẽ không có sự phân biệt về Pháp Thấp hay Cao, mà đôi chỗ còn Phân Biệt về Tiểu và Đại, để nói về Tịnh Độ, vì sao Pháp Môn Tịnh Độ lại là Đại Thừa, ấy chỉnh là bởi vì câu Nam Mô A Di Đà Phật chính đà đại diện cho tất thẩy các chư vị đã Đắc Quả vị Phật, và tất thẩy các chư vị Phật này, họ đến ở tất thẩy các phương hướng và các tầng Vô Lượng Các Tầng Không Gian, Cõi Giới khác nhau.
Phật có Vạn Phật - Pháp có Vạn Pháp, không có một vị Phật nào được cho là Bá Chủ của Đạo Phật, hoặc có ý thôn tính Phật Giáo, nếu chỉ một vị mà đã có được Vạn Pháp rồi, mà câu Nam Mô A Di Đà Phật lại chứa đựng rất nhiều Vô Lượng Phật, Vô Lượng lại có Vô Lượng Pháp, và để tu hành thành Phật thì sẽ có nhiều pháp để cho tất thẩy chúng sanh lựa chọn, bởi do bạn không biết về ý nghĩa của 6 câu Nam Mô A Di Đà Phật, đây là câu Niệm chung để chứa đựng sự Vô Lượng của Chư Phật, và Vô Lượng Pháp thì không thể cho rằng không có Đại Pháp, mỗi Chư Vị Phật có các Pháp Học và Con Đường Tu Hành khác nhau, là Phật thì không nhất định là phải Tu theo Bát Chánh Đạo, nhưng với Phật tử Nào Tu theo Phật Giáo Nam Tông, thì 8 Chánh Đạo cũng là một phương pháp, phương tiện để chuyển hóa Pháp và hành Pháp đắc Quả Vị Phật, mặc dù Niệm Phật Di Đà chỉ có 6 câu nhưng lại chứa Phước của Vô lượng Pháp đến bởi Vô Lượng Phật đã thành, và lịch sử này còn có trước cả Đức Phật Thích Ca, nếu để nhìn chung theo pháp của Đức Bổn Sư lúc đầu thì đúng là các pháp bình đẳng như nhau, không phân biệt to nhỏ, nhưng Đại Pháp ko phải là không có.
Phật gốc ban đầu ở cõi Ta Bà cũng chỉ có riêng Như Lai, Như Lai cũng có thể chuyển hoá các pháp khác theo thời gian, nếu tu theo Nam Tông thì việc thọ pháp và hành pháp sẽ chỉ dựng tại bát chánh đạo, nhưng nếu so sánh giữa Một Vị Phật và Vô Lượng Phật, thì to nhỏ Tiểu ĐẠI là đã có rồi, to ở chỗ Một ông Phật chỉ có bát Chánh Đạo là gốc rễ Pháp tại Ta Bà, còn lại Một Bên lại Là A Di Đà Phật chứa đựng Vô Lượng Pháp - Vô Lượng Phật, bao gồm cả Phật Mẫu và Phật Cha, nếu để mà so sanh các pháp là bình đẳng nhưng để đại diện về Vô Lượng và Số Đông thì Tiểu Thừa Đại Thừa không phải là không có, giả dụ Đức Phật Bổn Sư Thích Ca có Bát Chánh Đạo, mà Một vị Phật khác lại có 9-10 Phương pháp như Bát Chánh Đạo, thì tuy là các pháp mục đích hướng chung đến con đường là Giải Thoát, nhưng con số sinh ra đong đầy để đếm để so sánh, thì Bát Chánh Đạo làm sao nhiều hơn 10 pháp Đạo phải không các bạn, chúng ta không nên phân biệt về vấn đề nhiều ít để tương tàn Đồng Đạo khi không có cùng sự hiểu ý chung, nhưng Ít hay Nhiều là có Tiểu và Đại, mà sanh Tiểu Thừa Đại Thừa.
Một vị Bổn Sư như Đức Phật Thích Ca chỉ thay mặt Phật trong cõi này, còn Nam Mô A Di Đà Phật lại có Vô Lượng Phật thì rõ dàng số đông là có, cũng như ta ăn 1 bát cơm, còn người ta ăn 3 bát, con số cũng là dấu mốc để nói về Tiểu và Đại, vốn Pháp Bình Đẳng cho nên Phật là Quả Vị như nhau, khác nhau cũng chỉ bởi hành pháp là phương tiện của mỗi vị có đôi chỗ có điểm tương đồng hoặc khác nhau đôi chút về Pháp, và thông qua Pháp dùng Tâm Vô Lượng để ghi nhớ Trí Huệ để Hành Pháp, và Sanh ra nhiều Pháp Tu, cách Hành Tu có vô ván cách để có thể trở thành Phật Đạo, trước đây tôi không ủng hộ Đại Thừa, vì cho rằng không bình đẳng nhưng khi được Đại Bổn Tôn "Phật Mẫu Diêu Trì Kim Mẫu " khai thị, thì tôi hiểu ra rằng pháp Đại Thừa vừa Lớn vừa Bình Đẳng bới Đại Thừa không phân biệt Pháp, chẳng qua là nói về con số Pháp và Vô Lượng Phật ở con số nhiều mà thôi, trong câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật ở đây, cũng đã chứa đựng cả Phật Thích Ca trong này, nếu nhìn nhận thấy pháp Di Đà là Pháp chứa Vô Lượng chư vị tôn Phật, và cũng là câu Niệm Phật để thay mặt cho tất thẩy chư vị Phật từ Vô Thuỷ Kiếp, từ xưa thành Phật kéo dài thời gian đến nay, và Đại Thừa của Pháp Môn Tịnh Độ không có sự tách biệt với Đức Phật Thích Ca, Phước Báu của Phương Pháp Bát Chánh Đạo là vô cùng lớn, nhưng số 8 lại rất nhỏ so với pháp Di Đà, nhưng dù Nhiều Pháp hay ít Pháp thì Công Đức là không thể đong đếm so sánh, bởi một khi đã niệm Nam Mô A Di Đà Phật, là niệm Vô Lượng Phật và Pháp, nhưng câu niệm này cũng đã có thay mặt Đức Phật Bổn Sư, vì Phật Di Đà có dạy đây là câu Niệm chung để chúng ta tin tưởng và Quy Y Tam Bảo bởi Vô Lượng Phật đã thành.
Nếu để Một mình đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni, mà so sánh với vô lượng Phật thì rõ dàng Pháp của ngài là Một con số nhỏ hơn, nhưng mục đích BAO HÀM về Giải Thoát của Tất Thẩy Chư Vị đều là giống nhau, nhưng khi sự đóng góp của Đức Phật Thích Ca về Pháp được nâng cao trong Pháp Môn Tịnh Độ thì Tiểu Thừa hoá Đại Thừa và trong pháp này có Phật chung tất thẩy không hề thiếu đức Phật Thích Ca trong 6 Câu Nam Mô A Di Đà Phật, nhờ vào sự chấp nhận pháp của Đức Thích Ca, mà Tịnh Độ pháp Niệm Phật lại là một chứa đựng sư tha lực vi diệu bởi tất thẩy Chư Phật giúp cho con người thoát khỏi vòng sanh tử Lục Đạo Luân Hồi, bởi sự Từ Bi của phật Di Đà nói chung và riêng, chính là sự hội tụ tinh hoa của Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Thọ, bất di bất dịch, lại do kết nối giữa Chư Phật để Cộng Đại Phước Báu, giúp ích cho chúng sanh cho nên, câu Nam Mô A Di Đà Phật này đã chứa đựng Vô Lượng Đại Đại Phước Báu, cộng sức bởi tất thẩy các Chư Phật bao gồm đức Phật Thích Ca Mầu Ni, để chúng sanh nương vào câu Di Đà Niệm Phật được hoá độ cứu rỗi, tuy pháp môn Tịnh độ chỉ Niệm Phật, nhưng người theo Tịnh Độ vẫn có thể được phép tu hành theo Bát Chánh Đạo, vì Di Đà là Vô Lượng pháp, trong Pháp này lại còn chia Thành Hiển Tông và Mật Pháp, pháp nào cũng trở về với Di Đà, và ai cũng có thể Tu Hành theo các vô lượng pháp, cho nên bởi vậy Một Câu Nam Mô A Di Đà Phật, là một câu niệm Ẩn Chứa Vô Lượng Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Tứ Tâm Vô Lượng một cách Bất Khả Tự Nghị, niệm Lực này là không thể nghĩ bàn.
A Di Đà Phật đại diện cho Vô Lượng Thọ Phật và pháp trong có đó cả đức Phật Thích Ca đi kèm các pháp mới tạo ra, bắt đầu từ khi ngài nhập tịch Niết Bàn, tuy nhiên để học Pháp này cần Phải Quán Đảnh theo Mật Giáo, nhưng nói cho chùng Mật Giáo khi đã khai thị chia sẻ sẽ chuyển hóa thành Mật Tông, nhờ vào Di Đà mà Ta có thể thọ được các pháp tướng mới của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, câu niệm Phật Di Đà cũng là gốc rễ Chánh Tông của Phật Pháp, mà trong đó đã có những vị Phật trong quá khứ đã niệm theo Phương Pháp này để nương theo Tha Lực Chư Phật dìu dắt Giải Thoát với mục đích về với Niết Bàn, bởi vì chúng sanh những Kẻ Tu Hành cải cách Pháp, Phá đi Pháp tướng của Tịnh Độ Gốc Nguyên Thủy, với mục đích thôn tính Tôn Giáo trong Đất Nước, hay ở một ngôi chùa để mà kiếm tiền hoặc nâng cao vị thế trong xã hội, khiến cho Pháp tu của Như Lai là Đức Phật Thích Ca ít được nói đến trong pháp môn phật giáo Đại Thừa, trong các quả vị như Nam Tông có Tỳ Kheo- hay A La Hán và đi lên trên cùng chính quả vị cuối là Phật, Tịnh Độ có Hộ Pháp-Thanh Văn & Duyên Giác- Bồ Tát- Phật dĩ nhiên là Bình Đẳng Pháp, quả vị nhờ Thông qua Pháp nên Bình Đẳng, cốt lõi cùng vì Giải Thoát, chỉ có điều là quả vị Phật có sở nguyện và các pháp rộng mở hơn các quả vị bé hơn mà thôi, tuyệt đối Đạo Phật không nên cho rằng các quả vị thấp hơn như Bồ Tát là nhỏ hơn Phật vì Vô thường Bồ Tát hay chúng sanh tu đều có thể Đắc Phật, nhưng không ai lên đỉnh núi mà không từ quả vị nhỏ mà đi lên, cho nên chỉ cần Niệm Phật tinh tấn giữ thanh tịnh và chánh niệm, dựa nương vào tha lực thì quả vị nhỏ như A La Hán Hay Thanh Văn - Duyên Giác của Đại Thừa đều trở về với mục đích giải thoát là Niết Bàn cứu rỗi cho chúng sanh trong các quả vị mà các ngài đã tu Thành.
Dù Quả Vị có Thấp Cao tính toán, nhưng đây chỉ là khái niệm về giới Tu Học Phật, hay là con số cấp bậc quả vị đi lên để chúng sanh phật tử tu học nhận biết, Tu hành phải đi lên từ con số không, đừng cho rằng Phật giáo là dễ học dễ dàng, cốt lõi ở Đức Tánh Chân Thật, dù có là quả vị thấp nhưng một khi đã niệm Nam Mô A Di Đà Phật, là ta đã quy y nương dựa bởi đức tin có Phật Pháp Tăng - Quy Y Tam Bảo một lòng Giữ Gìn Thanh Tịnh, thì pháp của vô lượng phật sẽ giúp phật tử thọ pháp chuyển hoá linh hồn được siêu thoát và giải thoát ấy cũng là cái hay của đạo đại Thừa Tịnh Độ, mọi thứ đều có trước có sau, Đức Phật phải từ Phật tử mà đi lên để trở thành một vị Thầy của Chúng Sanh, có Phật là Thầy thì sẽ có các phật tử đồng môn, Tiểu Thừa hay Đại thừa hình thành giữa các vị trí như Phật-Pháp-Tăng thể hiện về Trình Độ Pháp Cao và Thượng Căn, Phật Tử là nhỏ nhất là Tiểu Căn, nên để nói về Tiểu và Đại thì không hẳn không có, Một Câu Niệm Phật cũng chứa Cả Vô Lượng Hộ Pháp - Bồ Tát- Thanh Văn Và Duyên Giác, điều này được đưa vào Câu Niệm Phật Tịnh Độ Chánh Tông, điều này đã thể hiện sự bình đẳng, khi đưa các quả vị Nhỏ hơn vào Câu Niệm Phật Di Đà, Đại Thừa thật sự không phải không có, tất cả các qủa vị từ Nhỏ cho tới Phật, đều Kết Hợp lại để trở thành Vô Lượng Đại Thừa Trí Huệ Tôn Phật, cũng là tên gọi chung của Đức Phật A Di Đà, kinh cũng có nhiều chữ ít chữ mục lục cũng từ con số Một mà đi lên, Pháp học Phật Giáo là Bình Đẳng, pháp là pháp không phân biệt, bởi một pháp tướng cũng có thể là Phật, Phật không nhất thiết là phải nhiều Pháp, nhưng Một pháp thôi mà khiến chúng sanh Tín Phật, thì thật sự quả là vi diệu biết bao, vì vậy hãy gắng và ráng niệm Phật.
Tuy nhiên bởi vấn đề căn cơ cho nên có các phật tử tiếp thu được hoặc không, có nhiều người dù đã tu hành và nghe khai thị về Bát Chánh Đạo nhưng bởi vì Tâm Trí Vô Minh nên hẳn là không phải ai cũng biết tu thành mà Đắc Đạo, vì Vậy Tịnh Độ là Một Pháp một rất lớn giúp cho những người dù chỉ có Tiểu Căn thấp bé - hoặc Trung Căn- Thượng Căn- Đại Căn đều có thể nương theo Tư lực Niệm Lực của chính mình, tin vào Vô Lượng Quả Vị Vô Lượng Phật- và các vô lương chư vị Bồ Tát và cả vô lượng các vị có quả vị thấp hơn, gia hộ cho các Phước Báu về Pháp Lành để Tu và Thành Phật, vốn dĩ không có khái niệm " Niệm Phật Thành Phật " nếu không tu chắc chắn sẽ khó mà thành Phật, bởi khi chúng ta nương theo Phật Di Đà, sau khi chúng ta chết đi, vì nương theo Phước Niệm Phật, chúng ta không rơi vào Ma Đạo - Nhập Ma, các chư vị Phật dùng sự Từ Bi để cứu rỗi người Niệm Phật, sẵn sàng chuyển biến Nghiệp Phước để tạo thời gian Tự Do Tự Tại ở Tây Phương Cưc Lạc cho người tu hành trong khoảng thời gian dài, để dụng Pháp Phật của Tất Thẩy Chư vị đã ban cho, dụng theo thời gian này mà tu tập Đắc Thành Chánh Quả, để nói về vấn đề theo căn số về vấn đề Tiểu căn, Trung Căn Thượng Căn và Đại Căn, pháp môn Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà đã là pháp môn củng cố Đạo Phật bao gồm Nam Tông, Bắc Tông, Mật Tông, nói về Pháp Tịnh Độ và Nam Tông hay các Pháp khác chính là sự nương dựa vào nhau, Nâng Cao và Đề Cao Tôn Giáo Đạo Phật hình thành ở Trung Hoa, củng cố cho nền phát triển của Đạo Phật, vì Nam Tông tồn tại từ lâu bởi vậy Tịnh Độ là một pháp học mới và xa lạ lúc mới hình thành, cho nên Tịnh Độ vẫn luôn đề cao Nam Tông là gốc Phật Đạo ở thế giới Ta Bà, và để đề cao tôn giáo Đạo Phật Tịnh Độ tại Trung Hoa, mà tôn lên là pháp Đại Thừa trong đó đã có cả Bát Chánh Đạo quy tụ trung trong câu Niệm Phật, việc tạo dựng vị thế Đại Đạo Đại Thừa, đã là một sự góp phần củng cổ cái hay cho Phật Giáo Nam Tông và cũng là cái nôi hình thành của Phật Giáo Tại Ta Bà.
Vì Chánh Tông Đạo Phật Tịnh Độ Tông bị một số kẻ phá pháp, nên kinh điển đã bị thay đổi ít nhiều, và bị phân tách đi nên kinh điển Tịnh Độ ít có nói đến đức Phật Thích Ca, cho nên ý nghĩa của chữ Phật là Chung , là câu nói Quả Vị nhưng khái niệm Đại Thừa là để thu hút chúng sanh, nhận ra pháp Tu Giải Thoát này là rất lớn, Câu niệm phật Nam Mô A Di Đà Phật được thay mặt cho vô lượng Phật, nhưng tại sao lại có bao gồm Hộ Pháp- Bồ Tát- Thanh Văn Duyên Giác- A La Hán ?? Đó là bởi theo Vô Thường, thì các Quả Vị này cũng sớm Thành Phật, cho nên Niệm Phật Chính là Niệm Chung cho Tất Thẩy Các Quả Vị Phật, các vị đã Thành hoặc các vị tương lai Sẽ Thành, bởi vậy Dù ta có niệm quả vị thấp hay cao về con số, dù bạn có niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca, hay Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát thì mục đích Phật đến với bạn là nằm Bởi Tâm Bồ Đề, tất cả Vô Vàn Vô Lượng Pháp và Danh của Vô Lượng Chư Phật đều Quy Tụ ở Câu Nam Mô A Di Đà Phật này cả và trên hết, để hiện hữu tại ta bà mà độ hoá Chúng Sanh, bởi vậy ta phải hiểu trong câu A Di Đà Phật là Vô Lượng Cam Lồ - Vô Lượng Đại Phước Báu Phật Pháp Tướng Phật Trang Nghiêm, cho nên kết tụ tất thẩy Tinh Hoa pháp để trở thành pháp Đại Thừa, mà từ xưa tới nay những người xưa chưa có duyên để gặp và lãnh hội, Phật A Di Đà chính là Ưu Đàm Hoa bởi Tịnh Độ Tây Phương nay đã được chuyển hóa, không còn nằm ở cố định Hướng Tây, tất thẩy nơi đâu có Chúng Sanh đang đau khổ, chỉ cần niệm Phật A Di Đà, thì nơi ở trong tất thẩy vô lượng trong các cõi giới, phương giới và không gian, Ưu Đàm Hoa là Đạo Tịnh Độ sẽ dẫn dắt hành giả, Phật tử các Tu Sĩ và Cư Sĩ và chúng sanh đạt được Giải Thoát, và dùng Thần Thông để kết hợp chuyển hóa Nghiệp của chúng sanh, nhằm mục đích kéo dài thời gian Nghiệp phát tác, để có thời gian cứu rỗi chúng sanh, Niết Bàn bây giờ có thể nằm bất kỳ ở đâu mà không cần phải ở Phương Tây, chỉ cần bạn Tin theo Phật, tha thiết Niệm Phật cầu Chân Đạo, Thì Ưu Đàm (Pháp Môn Tịnh Độ) sẽ Hiển Hóa Niết Bàn ở Bất kỳ Đâu nơi Phương Hướng trong Vô Lượng không gian để kéo chúng sanh về với Thuyền Từ, Hoa Ưu Đàm là Tịnh Độ Tây Phương nay Là Niết Bàn cũng là Ưu Đàm, có thể nở ở bất kỳ nơi đâu, thắp sáng cõi giới U Minh, thắp sáng các cõi giới chúng sanh đang tu hành, Niết Bàn bây giờ nở hoa Khai Đạo Tịnh Độ, không còn cố định Phương Tây, hiển hóa cứu độ muôn nơi bởi chúng sanh, Ưu Đàm này không còn cố định Phương Hướng, không nở Trên Đất, mà nở bất kỳ nơi nao có Tiếng Chung Sanh đang mong cầu chân đạo, Nam Mô A Di Đà Phật, thật sự câu từ này là không thể sai, sự vi diệu hiển hoá vô cùng tận, vì vậy chỉ cần niệm Phật dù không phải Câu A Di Đà Phật, nhưng chỉ cần các bạn tin Phật, niệm Phật dù niệm Tên của Vị Phật nào các bạn cũng đều có thể trở về với Phật, niết bàn chính là Hoa Ưu Đàm cũng là Thuyền từ của Phật tới khắp muôn nơi, địa ngục bây giờ cũng đã có Niết Bàn, và Niết Bàn có ngay trong Tâm của Người niệm Phật, và Tâm thanh tịnh có Phật, chỉ nghĩ tới Phật một lòng tinh tấn, ưu đàm sẽ khai sáng cũng là càn khôn, hóa giải nghiệp hãm tài của chúng sanh, khai mở trí huệ, học hành nhanh nhẹn trí nhớ bền bỉ mà thông minh, dù Niệm Bất kỳ Kinh Nào, dù Chú Đại Bi, hoặc các kinh nhỏ bé không cố định, đều có chư vị Tôn Phật đến mở đường và soi sáng.
Có Một số Bạn nói rằng bánh xe pháp luôn quay, vậy Pháp Phật Nam Tông luôn xoay chuyển bánh xe pháp, tuy nhiên để mà nói thì vòng xoay cùng được đại diện cho vấn đề chuyển hoá pháp theo vô thường, vì Phật dạy vô thường, cho nên không phải cái gì cũng cố định, bởi Trái Đất nặng thế còn Phải Quay nữa là, Âu cũng là Tự Tánh của Thiên Nhiên ban phát, còn bánh xe pháp hiện hữu vô thường, nhưng phương pháp tu hành không hẳn là không thể thay thế, mà giữ theo các pháp cũ mà cứ vòng quay, vì pháp sẽ thích hợp theo căn mỗi người bởi vậy pháp tu có thể chuyển hoá, phương pháp có thể thay đổi làm sao hợp với căn cơ của những con người chúng sanh bình thường, pháp tuy thay đổi nhưng bánh xe vẫn quay tròn, khởi ý của bánh xe khi bắt đầu quay để nói về Pháp là hướng phật, chính là khi bánh xe bắt đầu lăn, khi lăn một vòng rồi thì bánh xe pháp không thay đổi cũng quy về hướng phật, như đích của ban đầu và giải thoát, bánh xe pháp đang quay cũng không khác chúng ta lần chuỗi hạt niệm Phật quay vòng, Pháp là Bình Đẳng về mục đích, nhưng ngôn từ về pháp có thể thay đổi để thích hợp với người tu hành cho nên bánh xe vẫn quay pháp có đổi nhưng mục đích quay bánh vẫn quy về Di Đà, vẫn quy về Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng phải chúng ta tu Phật để luôn làm rộng tâm trí hay sao? Vì vậy chúng ta có vô vàn pháp để tu Phật và Tu Thành Phật rồi cũng chỉ mong có thể có được vô lượng các pháp, vì vậy Tiểu Thừa Đại Thừa là sự nâng đỡ nhau cùng tiến bước, Tiểu Thừa vì thời xa xưa nay đã thay đổi lớn hơn chính là Đại thừa, dù pháp Tiểu Thừa Hay Đại Thừa thì bánh xe pháp mục đích là không thay đổi, Nam Mô A Di Đà Phật.
ĐƯƠNG HOÀNG HẢI